Saturday, 20/04/2024 - 02:39|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Trần Kim Xuyến
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ Đề Ngữ văn 9 Truyện Kiều và Nghệ thuật Miêu tả khắc họa nhân vật trong Văn tự Sự.

Ngày soạn 3/10/2020

CHỦ ĐỀ

TRUYỆN KIỀU VÀ NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

 

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ

1. Cơ sở lý luận :

    Căn cứ vào công văn 3280/BGĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT ngày 27 tháng 08 năm 2020 để xây dựng tích hợp chủ đề Văn bản – Tập làm văn.

  2. Cơ sở thực tiễn

     Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là rất quan trọng để phát huy năng lực của học sinh. Việc học Văn bản – Tiếng việt  -  Tập làm văn không còn tách rời như trước mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Học sinh phỉa vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết của phân môn này để ứng dụng vào phân môn khác tạo hiệu quả cao trong dạy và học.

     Căn cứ vào nội dung chương trình SGK hiện hành,  BGDĐT đã ban hành công văn 3280/BGĐT hướng dẫn tích hợp chủ đề trong chương trình lớp 9 – Học kì 1 gồm các tiết học  Từ tiết 24 đến tiết 32

3. Mục đích:

          Mục đích của việc  tích hợp chủ đề Văn bản – Tập làm văn. trong chương trình  Ngữ văn lớp 9 – Học kì 1:

       Nói đến đại thi hào Nguyễn Du là nói đến nghệ thuật bậc thầy trong ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, con người  với nhiều bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình ,  miêu tả nội tâm nhân vật … Chính vì thế việc lưa chọn các văn bản thơ Truyện Kiều tích hợp với các văn bản Tập Làm Văn như trong chủ đề là rất hợp lý. Học sinh sẽ được khắc sau

 

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ 

A.  Mục tiêu chung cần đạt :

1. Kiến thức:

- HS nắm được: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong 1 tác phẩm VH trung đại

- Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật, cảm hứng nhân đạo của tác giả

- Giúp học sinh nắm vững vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của 1 tác giả văn học trung đại.

- Phân tích được 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND trong văn bản

- Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

3. Thái độ:

- Trân trọng giá trị của Truyện Kiều, tự hào về truyền thống văn học nước nhà

- Học sinh tình yêu thương con người và đồng cảm sâu sắc trước nổi đau của họ.

4. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Soạn giáo án.

- Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu

- Chuẩn bị ảnh chân dung tác giả, cuốn “Truyện Kiều” và tranh ảnh minh hoạ cho bài học

2. Học sinh :  

- Soạn bài .

- Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm

B.  Mục tiêu cụ thể  cần đạt từng bài

Tiết

1. Kiến thức:

2. Kỹ năng:

3. Thái độ

4. Năng lực

    24,25

Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong 1 tác phẩm VH trung đại

- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện Nôm trong văn học trung đại

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của 1 tác giả văn học trung đại.

 

- Trân trọng giá trị của Truyện Kiều, tự hào về truyền thống văn học nước nhà

 

 

 

 

 

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản.

 

26 +27

Chị em Thúy Kiều  

 

- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật

- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể.

 

 

 

 

 

- Đọc –hiểu 1 văn bản truyện thơ trong văn học trung đại

- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện

- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật

- Phân tích được 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND trong văn bản.

 

- Có ý thức trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong XH cũ

 

28+ 29

Kiều ở lầu Ngưng Bích

 

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nổi niềm thương nhớ của Kiều để cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 

- Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng nhân vật qua việc phân tích cảnh.

 

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để phân tích bức tranh tâm trạng trong đoạn trích, thấy được những đặc sắc trong bút pháp miêu tả của tác giả.

 

- Cảm thông, trân trọng những mảnh đời bất hạnh, có cái nhìn thiện cảm với những cô gái tài hoa, bạc mệnh.

 

 

30

Miêu tả trong văn tự sự.

 

 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản

- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự

 

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự

 

 

Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự

 

 

- Năng lực chung:tư duy, hợp tác, làm việc nhóm

- Năng lực riêng: giao tiếp bằng ngôn ngữ, tạo lập văn bản, vận dụng

 

31,32

Miêu tả nội tâm  trong văn tự sự

TK luyện tập chủ đề

- Giúp học sinh nắm vững vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 

- Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 

Qua những  đoạn miêu tả nội tâm trong Truyện Kiều nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu thương con người và đồng cảm sâu sắc trước nổi đau của họ.

 

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỤC

 

Tiết

Mức độ 1 (nhận biết)

Mức độ 2 (thông hiểu)

Mức độ 3 vận dụng

Mức 4

Vận dụng cao

24,25

Truyện Kiều của

Nguyễn Du

 

 

- Giới thiệu về tác giả

- Em hãy tóm tắt truyện Kiều

- Kể tên các nhân vật, liệt kê các suy nghĩ, tâm trang, lời nói, hành động ..của nhân vật

- Giải nghĩa các từ...

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm...

 

- Giải thích khái niệm các bút pháp miêu tả và chỉ rõ

 - Giải thích  vì sao các nhân vật lại có tâm trạng, hành động như vậy?

- Thảo luận , so sánh

- Vẽ 1 bức tranh về 1 sự việc trong truyện, nêu suy nghĩ của em  về sự việc đó

 

- Nêu tác dụng của việc sử dụng các bút pháp miêu tả, các biện pháp tu từ trong văn bản ...

- Phân vai thể hiện 1 tình huống trong truyện hoạc 1 tình huống tương tự và nếu suy nghĩ về tình huống đó...

- Câu hỏi liên hệ:  Em có biết một trường hợp khác mà ở đó...?

- Tìm 1 VB khác cùng chủ đề..

 

- Viết đoạn NLVH nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về nhân vật, sự việc trong văn bản ( có sử dụng các yếu tố Tiếng việt )

- Viết đoạn NLXH: bằng 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo; về nét đẹp văn hóa cảu dân tộc...

- Sáng tạo: Em có thể tưởng tượng một câu chuyện... và những bài học cho riêng mình...?

 

26 +27

 

Chị em

Thúy Kiều

 

28+ 29

 

Kiều ở lầu Ngưng Bích

30

Miêu tả trong văn tự sự.

 

- Nhắc lại lý thuyết: Thế nào là miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

- Làm BT trắc nghệm

 

- Chỉ ra yếu tỗ  miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

- Hiểu vai trò, nội dung của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

 

 

- So sánh 2 câu thơ, 2 đoạn trích.về cách sử dụng từ ngữ , cách miêu tả

- Viết 1 đoạn văn nêu tác dụng của  yếu tỗ  miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

 

 

 - Viết đoạn NLVH  nhận xét về nghệ thuật miêu tả hoặc  miêu tả nội tâm nhân vật trong 1 đoạn trích cụ thể

 

31.32

Miêu tả nội tâm  trong văn tự sự

TK Luyện tập chủ đề

 

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan